ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ

Những lưu ý kkhi thiết kế tiểu cảnh cho ngôi nhà

Chọn tiểu cảnh

Chủ nhà có thể chọn tiểu cảnh khô hoặc tiểu cảnh nước tùy theo sở thích và điều kiện. So với tiểu cảnh khô, tiểu cảnh nước đòi hỏi sự cầu kỳ, phức tạp hơn. Tiểu cảnh nước gồm tiểu cảnh động (vòi nước, thác nước) và tiểu cảnh tĩnh (mặt nước tĩnh lặng).

1

Vị trí đặt tiểu cảnh

Tiểu cảnh có thể đặt ở phòng khách, gầm cầu thang hay giếng trời... Tuy nhiên, để vừa tiết kiệm diện tích và đạt hiệu quả thẩm mỹ cao nhất, tiểu cảnh nên đặt "tựa" vào tường hoặc nằm ở gầm cầu thang. Để tạo sự hài hòa, mảng tường nơi đặt tiểu cảnh nên được ốp đá hoặc ốp gỗ phù hợp.

Chọn cây trồng cho tiểu cảnh

Tiểu cảnh nên trồng những loại cây như trúc Nhật, phong lan, dương xỉ, cỏ lan chi, trầu bà, kim phát tài, xương rồng, ngũ gia bì... Nếu tiểu cảnh có thêm hồ nước thì bạn có thể trồng thêm rong, rêu, sen hoặc một số cây thủy sinh khác. Bạn không nên trồng hoa ở tiểu cảnh vì hoa thường không bền và dễ gây dị ứng.

2

Bố trí ánh sáng cho tiểu cảnh

Cây xanh cần ánh sáng để quang hợp nên bạn cần đặt tiểu cảnh ở nơi gần cửa sổ, nơi có nhiều ánh sáng. Với tiểu cảnh ướt, bạn nên lắp đèn dưới đáy hoặc bên thành hồ để tăng thêm vẻ lung linh vào ban đêm.

Thêm vật trang trí

Để tạo cảm giác thư thái, bạn có thể trang trí thêm một vài hình tượng như chú mục đồng, ông già câu cá, ngôi chùa... Bạn cũng nên tăng thêm phần sinh động cho tiểu cảnh bằng cách sử dụng vỏ ốc, đá sỏi, san hô... nhưng chỉ nên dùng với lượng vừa phải.

3

Phòng ngừa côn trùng cho tiểu cảnh

Tiểu cảnh thường có nhiều loài côn trùng trú ngụ như mối, kiến, muỗi, rết... Để hạn chế sự sinh sôi, bạn có thể thả cá dưới hồ, dùng vợt bắt muỗi hoặc lắp đèn quanh hồ.

Khi thiết kế tiểu cảnh, bạn cần xác định khu vực chính, phụ, đồng thời tìm hiểu thêm về những nguyên tắc phong thủy. Tuy nhiên, để có một tiểu cảnh bắt mắt, sự hài hòa về bố cục tổng thể vẫn là điều quan trọng nhất.
(Theo báo Xây dựng online)

Chat Facebook